Toàn Cảnh Chùa Khai Nguyên

Hướng Dẫn Chi Tiết Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Khai Nguyên 1 Ngày 

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, chùa Khai Nguyên được biết đến là một ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch vùng. Nơi đây chính là ngôi chùa lưu giữ bức tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra tại chùa còn có rất nhiều các hiện vật cổ quý giá được lưu trữ. Hàng năm nơi đây diễn ra rất nhiều các lễ hội lớn nhỏ, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các công trình độc đáo và hòa mình cùng với không khí lễ hội vui tươi, tấp nập.

Dưới đây sẽ là trọn bộ kinh nghiệm khi đi du lịch chùa Khai Nguyên 1 ngày dành cho chuyến đi sắp tới của du khách. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng trong bài viết này nhé!

1, Giới thiệu khái quát về chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên có tên gọi khác là chùa Tản Viên, tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50km. Chùa chính được xây dựng trong khuôn viên rộng lớn. Bên cạnh đó, các công trình xung quanh cũng tạo được điểm nhấn khi kết hợp những hoa văn chạm khắc thời nhà lý. Mặc dù được xây dựng từ thế kỷ XI, trải qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh thì đến nay, những nét giá trị ấy vẫn được trùng tu và lưu giữ lại như một bảo vật và niềm tự hào của người dân địa phương nói riêng cũng như người dân cả nước nói chung.

Du Xuân Chùa Khai Nguyên

2, Du lịch chùa Tam Chúc có gì hấp dẫn du khách?

Chùa Khai Nguyên được các phật tử khắp các nơi kêu gọi quyên góp trùng tu vào năm 2003. Khuôn viên chùa khá rộng lớn với lối kiến trúc Kim – Cổ giao hòa, nơi đây trở thành địa điểm thu hút rất nhiều tín đồ tới chiêm bái, lễ phật. Bước từ cổng vào du khách sẽ bắt gặp hình tượng mô phỏng lại chùa Một Cột trên mặt hồ nước trong xanh. Tiếp sau đó chính là gác chuông, gác trống, tháp báo ân, đại tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. Bên trong chùa còn có ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và nơi đây còn lưu giữ bộ kinh Địa Tạng vô cùng quý hiếm. Đây cũng chính là điểm nhấn thu hút rất nhiều du khách tới đây để chiêm ngưỡng.

3, Hướng dẫn di chuyển tới chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên tọa lạc ngay cửa ngõ phía Tây của Hà Nội nên rất thuận tiện di chuyển, du khách có thể tới đây bằng phương tiện cá nhân hay các phương tiện công cộng. Trong đó, được du khách lựa chọn nhiều nhất chính là đi bằng xe cá nhân và đi theo cung đường:

Xuất phát từ trung tâm thủ đô Hà Nội, du khách đi về hướng đường Cầu Giấy, vào Hồ Tùng Mậu. Sau đó đi dọc theo quốc lộ 32, đến đoạn Chợ Gạch, du khách rẽ trái đi thêm 5,8km nữa là đến nơi rồi.

Còn nếu du khách muốn di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, thì hiện tại chỉ có chuyến bus 74 xuất phát từ bến xe Mỹ Đình có bến dừng tại gần chùa. Từ đây, bạn cần bắt xe ôm đi thêm hơn 1km nữa mới đến nơi nhé!

4, Thưởng thức ẩm thực Sơn Tây khi tới chùa Khai Nguyên

Sơn Tây nổi tiếng không chỉ là một địa điểm có rất nhiều các đình, chùa, làng cổ, khu du lịch sinh thái. Nơi đây còn được du khách biết đến là một địa điểm có rất nhiều những món đặc sản hấp dẫn. Vậy thì hãy cùng điểm danh những cái tên hấp dẫn không thể bỏ qua trong danh sách món ngon này nhé!

+ Bánh tẻ Phú Nhi là một món đặc sản vô cùng hấp dẫn tại Sơn Tây. Đây là một món đặc sản rất bình dân và phổ biến bất cứ du khách nào khi tới Sơn Tây cũng có thể thưởng thức được. Bánh tẻ được làm từ bột gạo nếp ngon nên bánh rất thơm và dẻo. Nhân bên trong được gồm có thịt lợn xay nhỏ, mộc nhĩ và hành khô. Khi thưởng thức bánh tẻ sẽ được chấm cùng nước mắm hoặc tương ớt để hương vị thêm phần đậm đà và thơm ngon.

+ Kẹo lạc Đường Lâm cũng là một món ăn vặt nổi tiếng được các nghệ nhân tại làng cổ Đường Lâm chế biến. Kẹo lạc Đường Lâm không quá ngọt như các loại kẹo lạc khác mà có vị rất thanh, thơm và bùi bùi của lạc. Sự kết hợp truyền thống nhưng gây nhung nhớ cho món kẹo lạc này chính là một tách trà xanh thơm nóng khi thưởng thức.

+ Gà mía được biết đến là một loại gà đặc trưng của Sơn Tây, được người dân nơi đây nuôi thả trong môi trường tự nhiên nên thịt gà chắc, thơm và rất ngọt thịt. Thịt gà mía trước đây thường được làm lễ vật dâng lên thần thánh, cung tiến vua. Đây là một đặc sản độc đáo được rất nhiều du khách biết đến, nếu có dịp được thưởng thức du khách nhất định đừng bỏ qua nhé!

5, Khám phá lịch trình du lịch 1 ngày tại chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên nằm cách thủ đô Hà Nội không quá xa, nên du khách hoàn toàn có thể di chuyển trong ngày. Tuy nhiên, để chuyến đi thêm phần ý nghĩa và thú vị, du khách có thể kết hợp thêm một số điểm đến như lịch trình dưới đây:

Sáng: Du khách xuất phát từ thành phố Hà Nội di chuyển tới chùa Khai Nguyên, trên đường đi xe dừng nghỉ cho du khách nghỉ ngơi tự do ăn sáng. Tới chùa Khai Nguyên du khách tham quan, chiêm bái các công trình độc đáo được thiết kế theo những lối kiến trúc cổ của dân tộc ta. 

Trưa: Du khách tham quan xong di chuyển tới nhà hàng tại Làng Văn Hóa Các dân tộc để dùng bữa trưa thưởng thức các món ăn đặc sản của nơi đây.

Chiều: Du khách tham quan tìm hiểu về các phong tục, tập quán, đời sống của 54 đồng bào anh em đang trực tiếp sinh sống và làm việc tại đây. Sau chuyến tham quan, du khách lên xe trở về Hà Nội, kết thúc chuyến hành trình khám phá Chùa Khai Nguyên – Làng Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam 1 ngày ý nghĩa.

Chùa Khai Nguyên

6, Một số những lưu ý khi đi chùa Khai Nguyên 1 ngày

Chùa Khai Nguyên là ngôi chùa cổ có niên đại từ thời nhà Lý chính vì vậy mà nơi đây hiện nay còn lưu giữ rất nhiều các cổ vật quý giá. Khi tới chùa Khai Nguyên du khách cần chú ý một số những lưu ý như:

+ Mặc quần áo lịch sự khi tới chùa Khai Nguyên bởi nơi đây chính là nơi tu hành, nên khi tới đây du khách cần tôn trọng.

+ Chùa Khai Nguyên cũng khá rộng, du khách nên chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao để có thể di chuyển tham quan, chiêm bái thuận tiện hơn.

+ Chùa Khai Nguyên lưu giữ rất nhiều các cổ vật có giá trị rất lớn vì vậy du khách không chạm, sờ vào các đồ vật khi chưa được sự cho phép của ban quản lý chùa.

+ Trong quá trình tham quan tại chùa Khai Nguyên du khách không được đùa cợt gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các du khách khác.

+ Khi dâng lễ tại chùa Khai Nguyên du khách tuyệt đối không được dâng lễ mặn và trong đồ lễ không được để tiền âm phủ.

Với những kinh nghiệm trên, hy vọng du khách đã có cho mình những thông tin cần thiết cho chuyến đi sắp tới. Chúc du khách sẽ có những phút giây hành hương thư giãn và ý nghĩa!